Bãi biển Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là nơi đây nổi danh với bãi đá ngũ sắc (thực tế đá có đến 7 màu nhưng người dân quen gọi là bãi đá ngũ sắc). Bãi đá có chiều dài khoảng 0,9km, chiều ngang khoảng từ 200m đến 300m, với trữ lượng 243.900m3. Và vì đá mà nước biển nơi đây cũng trong và xanh đến lạ thường. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam (VIETKINGS) đã xếp bãi đá 7 màu này là bãi đá “có nhiều hình hài, màu sắc nhất Việt Nam”.
Bãi đá ngũ sắc có chiều dài khoảng 0,9km, chiều ngang khoảng từ 200m đến 300m, với trữ lượng 243.900m3
Đến Bình Thuận du khách sẽ nghĩ ngay đến “đặc sản” biển Phan Thiết với những bãi cát dài thoai thoải. Thế nhưng bạn có biết đến Bình Thuận cũng có một đặc sản khác nữa là Bãi đá ngũ sắc đẹp lung linh trú ngụ nơi cuối gốc cùn ngọn của vùng đất Bình Thuận đầy nắng gió và cát biển.
Thiên nhiên kỳ vĩ đã ban tặng cho nơi đây một món quà vô giá, không bao giờ cạn kiệt. Ngày ngày những con sóng mang theo những khối địa chất từ biển khơi xô dạt vào bờ, lâu ngày những hoạt động địa chất đã tạo nên những khối đá với đầy đủ những hình dạng, màu sắc khác nhau. Và hiện tượng đá được đẩy lên từ dưới biển lên dường như không bao giờ hết.
Những viên đá kỳ ảo với đủ các màu sắc lung linh
Không ai biết bãi đá có từ khi nào, thế nhưng lại có những truyền thuyết ly kỳ về sự ra đời của những bãi đá. Một truyền thuyết khá thú vị về bãi đá hướng tây nam, có dãy thạch đồ nhấp nhô, đen bóng nhìn từ xa trông giống những cung điện, thành quách nguy nga, bao quanh khối đá này là bãi cát vàng lánh lánh mà người dân hay gọi là Bãi Tiên. Bãi tiên xưa kia chính là nơi tắm và ca hát của những nàng tiên lỗng lẫy. Dưới chân thạch cung có một hang động ăn sâu vào núi, thông lên phía sau Lầu Trống của chùa Hang (hay Chùa Cổ Thạch là một).
Chùa Cổ Thạch hay còn gọi là Chùa Hang
Theo: Phunukieuviet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét