Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Hòn đá cô đơn

Từ rất lâu rồi, Emerald (Ngọc lục bảo) luôn được mọi người yêu mến vì nó là một trong những loại đá quí tạo nên sự quyến rũ cho nữ giới cũng như sự sang trọng cho những ai sở hữu nó. Nhưng bản thân Ngọc lục bảo thì không như vậy, nó mặc cảm vì không có vẻ kiêu sa của hồng ngọc, hay vẻ thùy mị của ngọc trai. Bên cạnh đó, nó thấy rằng ít ai có thể đeo nó khi đến dự những buổi tiệc quan trọng vì màu sắc của nó rất kén chọn trang phục và dáng người. Chính vì thế mà ngày này qua ngày khác, sự tự ty càng lớn dần, cho đến một ngày nó bị người ta lãng quên thật sự khi người ta nhận thấy nó không còn tỏa sáng và cũng giống như những thứ đá có màu sắc khác. Một thứ đá rất đơn thuần và không có điểm gì nổi bật. Nó dần bị đào thải và bị ném xuống suối để sống cuộc sống của đá cuội: lặng lẽ và cô đơn.


Rồi một ngày nọ, có một người thanh niên rất phong độ ghé ngang con suối nhỏ - nơi mà Ngọc lục bảo đang sống. Bất chợt, người thanh niên dừng lại, chàng ngồi cạnh bờ suối và suy nghĩ xa xăm. Chàng bồng nhiên tâm sự một mình...

Câu chuyện rất lãng mạn về chàng và một nàng công chúa xinh đẹp, thông minh và có một trái tim rất lương thiện. Tiếng lành đồn xa, chàng - hoàng tử của nước láng giềng đã lặn lội đường xa tìm đến. Chàng yêu công chúa từ cái nhìn đầu tiên nhưng công chúa không muốn lấy hoàng tử vì nàng đang đợi người mang món quà sinh nhật đến cho nàng như lời tiên đoán của bà tiên đỡ đầu: "Người ấy sẽ là chồng của công chúa vì người ấy sẽ trao cho công chúa một món quà mang đến một vẻ đẹp huyền bí và sang trọng vào bậc nhất. Nó mang đến một chút bí ẩn và quyền lực cho những ai sở hữu nó. Đó chính là một hòn đá với màu sắc rất riêng mà chỉ có thể tồn tại trong truyền thuyết...một hòn đá mang đến hạnh phúc."

Sinh nhật lần thứ 18 sắp đến và công chúa đã chờ đợi người ấy quá lâu, nàng không thể từ bỏ sự mong đợi của mình vào phút cuối. Nhưng công chúa cũng rất yêu hoàng tử!... làm sao đây?... cuối cùng, công chúa lâm bệnh nặng mà không thuốc thang nào hiệu nghiệm. Nàng ốm liệt giường và bất tỉnh cả tuần lễ nay. Hoàng tử rất đau khổ vì ngày ngày phải nhìn thấy vẻ mặt công chúa ngày càng xanh xao. Cuối cùng, chàng quyết định ra đi tìm hòn đá ấy vì chỉ có hòn đá ấy mới mang lại hạnh phúc cho công chúa, mặc dù biết rằng sau khi tìm thấy hòn đá ấy thì công chúa sẽ lấy một người khác và hoàng tử sẽ thua cuộc. Nhưng không còn cách nào khác, thà hi sinh mình chứ chàng không muốn nhìn thấy công chúa chết. Vậy là chàng đã ra đi, chàng đi đã rất lâu mà vẫn không tìm thấy thứ đá ấy. Cuối cùng, chàng gần như kiệt sức và số phận đã đưa chàng đến con suối nhỏ này.

Nghe câu chuyện cảm động ấy tự nhiên hòn đá chảy nước mắt. Hòn đá cũng biết khóc vì nó có linh tính. Không biết nó khóc bao lâu nhưng nước mắt của nó đã cuốn trôi bao nhiêu rong rêu lâu nay bám trên người nó để lộ ra những đường nét sắc sảo trên cơ thể nó. Dưới làn nước trong xanh, mát lạnh, vẻ đẹp của nó tỏa sáng lấp lánh và tinh khiết hơn bao giờ hết. Bất chợt, hoàng tử nhìn thấy nó làm người rất đỗi ngạc nhiên khi nhìn thấy một hòn đá với màu sắc kì lạ như vậy, người bước xuống suối và đến gần nó, chàng nhặt nó lên, ngắm nghía và chàng nhận ra đó chính là hòn đá mà công chúa chờ đợi. Ngay lập tức, hoàng tử mang nó về kinh đô, chàng giao nó cho một người thợ kim hoàn giỏi nhất để gọt giũa lại. Mấy ngày chịu đựng đau đớn đã qua, cuối cùng, Ngọc lục bảo đã về lại với chính mình, về lại với vẻ đẹp gần như hoàn hảo khi xưa. Nó được hoàng tử đem đến tặng cho công chúa. Rất khẽ, công chúa mở mắt ra, nàng nhìn thấy hòn đá ngay ngày sinh nhật của mình, nàng mỉm cười vì tấm lòng của hoàng tử, nàng khỏi bệnh!

Một tuần lễ sau, hai người tổ chức một lễ cưới rất đẹp và trang trọng. Công chúa không hề đeo bất kì trang sức nào ngoài chiếc nhẫn có đính một viên ngọc lục bảo. Ngọc lục bảo rất tự hào vì nó chính là món trang sức quí giá nhất được công chúa trân trọng đến thế. Ngay phút giây trọng đại nhất, bà tiên đỡ đầu xuất hiện, bà chúc công chúa một lời chúc cho hạnh phúc của hai người. Đoạn, bà đặt tay lên viên ngọc lục bảo và nói: "Không phải thời gian làm người ta lãng quên ngươi, Ngọc lục bảo! Mà ngươi bị lãng quên vì ngươi không cố gắng tự làm mình tỏa sáng. Ngươi biết không, ngươi là một tạo vật của Thượng Đế. Không có một thứ gì Thượng Đế tạo ra lại vô dụng cả, ngươi quá tự ty và chính sự tự ty khiến ngươi không nhìn thấy cái đẹp trong chính ngươi. Có thể với người này ngươi không là gì cả nhưng với người khác ngươi lại có một ý nghĩa to lớn... và sự thật đã chứng minh điều đó".

Nói xong, bà tiên biến mất, nhưng ngọc lục bảo đã suy nghĩ rất nhiều. Từ đó, Ngọc lục bảo đã luôn tỏa sáng với một vẻ đẹp rất riêng, không lẫn lộn với bất kì thứ đá quí nào và nó đã được trân trọng cho đến ngày nay. Cuộc đời đẹp nhất khi chúng ta là chính mình và biết yêu quý bản thân mình. 

"Mỗi người sinh ra đều có một ý nghĩa riêng, nếu không thế giới này đâu cần có nhiều người đến như vậy"...

Sưu tầm

Cuội là gì?

Cuội là một loại đá mảnh vụn được mài tròn do gió, nước chảy, sóng biển, kích thước từ 10 – 25 mm (cuội nhỏ) đến 50 – 100 mm (cuội lớn).[1] Theo thang trầm tích của Krumbein thì kích thước cuội nằm trong khoảng 4 đến 64 mm. Đá hình thành từ cuội được gọi là cuội kết. Các công cụ bằng cuội do con người chế tạo cổ nhất được xác định có tuổi vào thời kỳ đồ đá cũ.
Bãi biển có thành phần chủ yếu là cuội thường được gọi là bãi biển cuội. Loại bãi biển này có đặc điểm là bờ biển bị xâm thực bởi hoạt động của sóng.
Các hạt cuội có rất nhiều màu sắc và kiểu mẫu khác nhau, và chúng có thể có nhiều đặc điểm giống thạch anh và đá trầm tích có nhiều màu sắc khác nhau. Độ mài tròn của cuội phụ thuộc vào mức độ tác động của sóng biển hay dòng chảy. Cuội thường tích tụ bên trên mực nước cao.

Nguồn : vi.wikipedia.org

Bơ và những viên đá cuội

Một ngày nọ có chàng trai trẻ vừa buồn vừa khóc, tìm đến Ðức Phật. Ðức Phật hỏi, “Cái gì sai trái đã làm nhà ngươi khóc?”

bo-va-nhung-vien-da-cuoi“Thưa ngài, cha con chết ngày hôm qua.”
“Thì nhà ngươi làm gì được? Ông ấy đã chết rồi, buồn khóc chẳng thể làm ông ấy sống lại.”
“Vâng, thưa ngài, con hiểu điều đó; buồn khóc chẳng thể làm cho cha con trở về với con. Nhưng con đến đây cầu xin ngài một điều: xin ngài hoan hỷ làm một điều gì đó cho người cha quá vãng của con!”
“Vậy ta có thể làm gì giúp cho cha con?”
“Thưa ngài, xin ngài làm một cái gì đó. Ngài là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, là đấng toàn năng, chắc chắn ngài có thể làm được. Ngài hãy xem, các vị Bà La Môn cúng tế, các thầy ấy phát giấy xá tội, đã cử hành những nghi thức cúng lễ cầu siêu giúp người quá cố. Và nghi thức cúng tế cầu siêu nếu được tổ chức sớm ở đây, thì cánh cửa trên thiên giới sẽ được mở ra sớm và người quá cố sẽ được siêu thăng về nơi đó. Họ sẽ nhận được giấy nhập cảnh. Thưa ngài, ngài là đấng toàn năng, ngài có đầy đủ quyền lực! Nếu ngài chủ tế nghi thức cầu siêu cho cha con, cha con không những nhận được giấy nhập cảnh nơi thiên quốc mà ông ấy sẽ được ở thường trú luôn. Thưa ngài, xin ngài hoan hỷ giúp cha con!”
Biết rằng chàng trai trẻ tràn ngập nỗi đau khổ chắc khó có thể hiểu được những lý lẽ phải trái trong lúc này, nên Ðức Phật đã phải dùng một phương tiện khác giúp cho chàng ta hiểu. Vì thế Phật nói: “Nhà ngươi hãy đi mua hai cái chậu đất nung.” Chàng trẻ tuổi lấy làm sung sướng, nghĩ rằng Ðức Phật đã nhận lời làm lễ cầu siêu cho cha hắn và đã tức tốc đi chợ mua hai cái chậu bằng đất nung.
“Ðược rồi,” Phật nói, “đổ vào chậu thứ nhất đầy đá cuội, chậu thứ hai đầy bơ.” Chàng trẻ tuổi làm y như lời Phật dạy.
“Bây giờ bịt miệng cả hai chậu lại, xong bỏ xuống hồ nước. Chàng trai trẻ làm xong, hai chậu chìm xuống dưới đáy hồ. “Bây giờ” Phật nói, “đem cái gậy ra đây, chọc bể cả hai chậu.” Chàng trai trẻ rất lấy làm sung sướng, nghĩ rằng đức Phật đã cử hành nghi lễ cầu siêu cho cha hắn.
Theo tập quán cổ truyền cổ Ấn Ðộ, khi người cha chết, người con làm lễ hỏa táng. Vào khoảng giữa thời gian thiêu, người con dùng cây gậy thọc và làm vỡ sọ đầu. Cũng theo niềm tin cổ truyền của họ, cho đến khi sọ đầu được mở ra nơi trần gian này thì cánh cửa thiên giới cũng được mở ra. Vì thế chàng trẻ tuổi tự nghĩ là, “Cha ta đã được thiêu đốt ngày hôm qua. Như là một biểu tượng, đức Phật muốn mình làm vỡ các chậu ngày hôm nay!” Chàng cảm thấy sung sướng nhiều với nghi thức này của Ðức Phật.
Chàng trai trẻ đã dùng cây gậy làm bể hai chậu. Lập tức, chậu đựng bơ bị vỡ, bơ nổi lênh láng trên mặt hồ nước. Chậu kia đựng những hòn đá cuội vẫn nằm yên dưới đáy hồ. Rồi Ðức Phật nói, “Chàng trai trẻ, đó là những gì ta đã làm. Bây giờ hãy mời các thầy cúng tế và nói với họ hãy tụng kinh và cầu nguyện: “Hỡi các viên đá cuội, hãy nổi lên, hãy nổi lên! Hỡi bơ ơi, hãy chìm xuống, chìm xuống!” Hãy cho chúng ta xem sự kiện xảy ra.”
“Thưa ngài, ngài nói đùa với con! Không thể nào như thế được, những viên đá cuội nặng hơn nước, chúng chìm xuống đáy. Chúng chẳng thể bao giờ nổi lên được. Ðây là định luật tự nhiên! Và thưa ngài, bơ nhẹ hơn nước, chúng nổi lên mặt nước, chẳng bao giờ có thể chìm xuống được. Ðây là định luật tự nhiên.”
“Chàng trai trẻ , nhà ngươi biết nhiều về định luật tự nhiên, nhưng nhà ngươi đã không hiểu về định luật tự nhiên này. Nếu trong suốt cuộc đời của cha nhà ngươi mà ông ấy đã làm những điều nặng như những viên đá cuội, (3) cha nhà ngươi sẽ bị đọa, ai có thể giúp cha nhà ngươi siêu thoát lên trên được? Và nếu tất cả việc làm của cha ngươi nhẹ như bơ, (4) ông ấy sẽ được siêu thoát; ai có thể đè ông ta xuống được?”
Nếu chúng ta hiểu định luật tự nhiên (5) và sống theo luật tự nhiên này, chúng ta sẽ vượt thoát khỏi những khổ đau và bất hạnh của cuộc đời.
Nguồn Webcamdong.com 

HÒN ĐÁ CŨNG CÓ Ý THỨC - HÒN ĐÁ CÓ LINH HỒN !


Có một nhà nghiên cứu nói/ viết rằng: “hòn đá cũng có ý thức”- một hiện tượng tâm linh? Nghe vậy những nhà khoa học và nhà duy vật sẽ dậy nảy lên rằng, nói vậy là sai, là duy tâm, là duy linh luận, (là “cổ vũ cho sinh lực luận”, là “sai lầm nghiêm trọng”, thiếu kiến thức cơ bản về triết học và khoa học”).

Nhưng thử lắng nghe xem người nói như vậy là hàm nghĩa/ ý gì? Là nói hình ảnh, hay như một luận điểm khoa học? Dù sao thì phải nghe và theo dõi cách giải thích cụ thể như thế nào (đây mới là điều quan trọng hơn)?

Nếu hiểu rằng hòn đá cũng tư duy, suy nghĩ, mơ ước, luận lý… như cái đầu con người… thì chắc là sai rồi! Vì hòn đá là vô tri vô giác, vật phi sinh!. Nói con cá heo, con chó có trí khôn, “có ý thức” nghe ra còn tạm được, dù ý thức/ trí khôn ở động vật bậc cao này cũng khác với ý thức ở con người/ bậc cao nhất, dù rằng, nó cũng bao hàm cả bậc thấp, và bậc thấp là tiền đề của bậc cao! Thế nhưng nhân thể cũng nói thêm rằng, mắt chim ưng nhìn xa hơn mắt người, mũi chó thính hơn nhiều so với mũi người… dù con người có tư duy, trí tuệ siêu đẳng mà không động vật nào theo kịp.

Trở lại “cục đá cũng có ý thức”! Nếu hiểu theo ngôn ngữ địa chất học thì qua hòn đả, nó cho ta biết nhiều điều. Nó có thông tin tàn dư, thông tin “ký ức”, nó có “trí nhớ”. Quả không sai, người ta dùng kỷ thuật (hình như phóng xạ C…) mà biết được hòn đá đó sinh ra ở thời điểm nào, cách đây mấy triệu năm chẳng hạn, lúc đó khí hậu, thời tiết thế nào; hoặc nếu hòn đá có dị hình thì phải chăng có ai đó đẽo nó, chế tác nó, phải chăng là có bàn tay vượn người hay người cổ sơ; hoặc hòn đá đó không phải sinh ra ở trái đất mà từ vũ trụ ngoài trái đất tới… Nghĩa là hòn đá này quả là “có trí nhớ tốt”, nó ghi ghép lại một phần lịch sử địa chất, lịch sử giao lưu của vũ trụ và trái đất hoặc lịch sử tiến hóa của loài người… Nó thực hiện chức năng phản ánh (ngôn ngữ triết học), phản ánh là đặc trưng của mọi dạng vật chất mà (Nguyên lý này do V.I Lênin xây dựng nên). Vì vậy, nó trở nên “thông minh”, có :trí tuệ” nữa! Mà phản ánh là gì sự tương tác qua lại, qua đó nó để lại dấu ấn và thông tin, âu cũng là cách của qui luật “bảo toàn…!”. Tương tác, tương hỗ là “linh hồn”, cội nguồn của các qui luật vũ trụ - được nhân cách hóa thành “Đấng tạo hóa”, “Thượng đế”, (hay “Đấng tạo hóa”, “Thượng đế” sinh ra những qui luật ấy?!). Đó cũng là bí mật, bí ẩn của vật chất, nguyên nhân cuối cùng tạo nên mọi thay đổi, biến hóa chuyển từ dạng/ này sang dạng khác, cấu trúc này/ vật liệu này sang cấu trúc/ vật liệu khác của chính nó! Nhưng rồi bí ẩn vẫn còn bí ẩn hơn? Nó lại làm đau đầu các nhà khoa học, đạo học, triết học cũng như sự tưởng tượng của dân gian.

Lại có hòn đá bỗng dưng hóa thành tượng Chúa, tượng Phật. Nó trở nên có “linh hồn” thần thánh (hồn Chúa, Phật đã hiện vào đó), dù nó được linh thiêng hóa - tâm linh hóa. Nhưng vẫn có người tin là nó linh thật và cúng vái cũng từ đó, tín ngưỡng và cả mê tín cũng từ đó! Con người vốn có gen muốn tin cái bí huyền mà! Con người đã thồi hồn vào cho Hòn đá - tượng này. Nhưng cũng có người cãi lại như vậy, bởi con người còn có gen hay hoài nghi, bác bỏ cái không chứng minh được bằng lý trí mà!

Cái gì đi qua mà không để lại dấu vết! Hòn đá - tượng này khống chỉ mang dấu ấn công cụ đục đẽo nó mà còn mang dấu ấn tư duy nghệ thuật, tư tưởng, phong cách của nghệ nhân - nghệ sĩ nhà điêu khắc và có thể có cả văn hóa, ý thức thời đại mà ông sống nữa. Phải chăng đây là “một dạng tồn tại khác của ý thức con người” (bàng dấu vết đá tạo hình) và còn mãi với thời gian? Có thể như vậy vẫn chưa hết chuyện…Vấn đề còn phức tạp hơn nhiều khi đai sâu vào bản chất sóng hạt của ý thức, tư duy, được khí hiệu hóa, thông tin hóa sau cái chết của con người

TS. Đỗ Kiên Cường “Các sóng điện từ tần số cực thấp (như sóng điện não) có thể lan truyền vòng quanh Trái đất nhờ cộng hưởng Schumann” và ông cho rằng các hiện tượng tâm linh “cần giải thích dựa trên… quan điểm vật lý hiện đại về bản chất của sự sống. Theo đó trong cơ thể có 2 kênh truyền tin có bản chất điện từ: kênh hữu tuyến qua xung thần kinh và các dòng điện sinh học; kênh vô tuyến nhờ sóng điện từ. Khả năng bức xạ photon của cơ thể, cường độ cỡ 10-1.000 photon/ giây/ m2. Tại thời điểm chết tăng đến 1000 lần. Trường điện từ khi đó mang một số thông tin về sinh hệ và lan truyền trong không gian, thời gian. Bức xạ ấy về nguyên tắc có thể tồn tại vĩnh hằng do chuyển động ánh sáng, có thể lưu giữ được trong cấu trúc nước và gọi là bức xạ tàn dư mà về sau có thể có sinh vật, người có khả năng đặc biệt đọc được thông tin chứa bức xạ tàn dư ấy...” (ĐKC,http://www.chungta.com/nd/nhan-vat-van-hoa/do_kien_cuong/default.aspx). Phải chăng đó là “một dạng tồn tại khác của ý thức con người” và có tính vật chất? Mất mà còn!. Phức tạp thật!

Do vậy, không nên dị ứng, định kiến với một số khái niệm mà không chú ý cụ thể nội hàm khác biệt khi phân tích, lý giải. Bởi vì có khi mượn khái niệm cũ, nhưng nội hàm đã mới, nói dzậy nhưng không phải/ không hẳn dzậy!

Thế đấy, qua chuyện “cục đá có ý thức”, “cục đá có linh hồn”, “cục đá thiêng”, các nhà khoa học hay nhà triết học biết rằng, cách giải thích nào là duy tâm, duy linh, biết cách giải thích nào là “duy vật tâm linh” (giải thích một cách duy vật về các hiện tượng tâm linh, bác bỏ cái gì thừa nhận cái gì).

Đúng là trong khoa học, triết học phải sử dụng khái niệm chính xác tránh hiểu lầm, nhưng lôgích học đã dạy: phải xem tương quan: ký hiệu - khái niệm, bối cảnh và nội hàm - nội dung cụ thể của khái niệm mà người nói, giải thích, xem nghĩa ẩn nghĩa hiện. Song ai cấm khoa học không được (bổ sung) nói một cách hình ảnh!

Dù sao là nhà khoa học mà nói: Hòn đá có “ý thức”, có “trí tuệ”, hòn đá có “linh hồn” là dại! Nhưng, “Đi một ngày đường học một sàng khôn”. “Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần”. “Ai phê ta mới đúng là thầy ta vậy”! Không có phản biện thì không có tiến bộ mà!

Hòn đá có “ý thức”, có “trí tuệ”, hòn đá có “linh hồn”? Hay “hòn đá mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng không còn”!


Hồ Bá Thâm

Bãi đá 7 màu - bãi đá “có nhiều hình hài, màu sắc nhất Việt Nam”.

Bãi biển Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là nơi đây nổi danh với bãi đá ngũ sắc (thực tế đá có đến 7 màu nhưng người dân quen gọi là bãi đá ngũ sắc). Bãi đá có chiều dài khoảng 0,9km, chiều ngang khoảng từ 200m đến 300m, với trữ lượng 243.900m3. Và vì đá mà nước biển nơi đây cũng trong và xanh đến lạ thường. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam (VIETKINGS) đã xếp bãi đá 7 màu này là bãi đá “có nhiều hình hài, màu sắc nhất Việt Nam”.
Bình Thuận: Hồn đá
Bãi đá ngũ sắc có chiều dài khoảng 0,9km, chiều ngang khoảng từ 200m đến 300m, với trữ lượng 243.900m3
Đến Bình Thuận du khách sẽ nghĩ ngay đến “đặc sản” biển Phan Thiết với những bãi cát dài thoai thoải. Thế nhưng bạn có biết đến Bình Thuận cũng có một đặc sản khác nữa là Bãi đá ngũ sắc đẹp lung linh trú ngụ nơi cuối gốc cùn ngọn của vùng đất Bình Thuận đầy nắng gió và cát biển.
Bình Thuận: Hồn đá
Thiên nhiên kỳ vĩ đã ban tặng cho nơi đây một món quà vô giá, không bao giờ cạn kiệt. Ngày ngày những con sóng mang theo những khối địa chất từ biển khơi xô dạt vào bờ, lâu ngày những hoạt động địa chất đã tạo nên những khối đá với đầy đủ những hình dạng, màu sắc khác nhau. Và hiện tượng đá được đẩy lên từ dưới biển lên dường như không bao giờ hết.
Bình Thuận: Hồn đá
Bình Thuận: Hồn đá
Những viên đá kỳ ảo với đủ các màu sắc lung linh
Không ai biết bãi đá có từ khi nào, thế nhưng lại có những truyền thuyết ly kỳ về sự ra đời của những bãi đá. Một truyền thuyết khá thú vị về bãi đá hướng tây nam, có dãy thạch đồ nhấp nhô, đen bóng nhìn từ xa trông giống những cung điện, thành quách nguy nga, bao quanh khối đá này là bãi cát vàng lánh lánh mà người dân hay gọi là Bãi Tiên. Bãi tiên xưa kia chính là nơi tắm và ca hát của những nàng tiên lỗng lẫy. Dưới chân thạch cung có một hang động ăn sâu vào núi, thông lên phía sau Lầu Trống của chùa Hang (hay Chùa Cổ Thạch là một).
Bình Thuận: Hồn đá
Bình Thuận: Hồn đá
Chùa Cổ Thạch hay còn gọi là Chùa Hang

Hồn của Đá - Khi sáng tạo "thổi hồn" vào đá cuội

Từ những hòn đá cuội vô tri vô giác, các tác giả đã thổi hồn vào chúng, khiến "đá cũng biết... hahaha".

Nghệ thuật là khung trời vô biên của sự sáng tạo, nhiều khi nhờ có ý tưởng độc đáo mà những vật bình thường như sách cũrác tái chế... cũng biến thành tác phẩm tuyệt vời. Chúng ta cùng đến với 4 bộ sưu tập dưới đây và xem các nghệ sĩ đã thổi hồn vào những viên đá cuội vô tri như thế nào...

1. Những dấu chân bằng đá

Bộ ảnh mang tên “Những dấu chân bằng đá” (Stone Footprints) của nghệ sĩ Ian Blake - người Scotland là điển hình của nghệ thuật sắp đặt sáng tạo và đẹp mắt. Từ viên đá cuội nhiều kích cỡ, tác giả đã “biến tấu” thành những bàn chân xinh xắn với đủ hình dáng khác nhau: chân trẻ em, chân người lớn, khi thì đứng yên, lúc như đang bước đi...


Bàn chân nhỏ bé, mập tròn trông thật dễ thương.


Dấu chân của một chú cún.

Tuy không nổi bật về mặt nghệ thuật, nhưng ý tưởng của bộ ảnh thì rất lạ và mới mẻ. Tác giả còn khéo léo xếp các bàn chân kề bên nhau giống như hình ảnh một đôi tình nhân, một gia đình hay các em bé đang chơi đùa, khiến ta cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi giữa con người với nhau.


Một gia đình nhỏ với bố, mẹ và con. 

Chân mẹ, chân con. 


Trò chơi đi thăng bằng trên cầu.

Hai em bé da đen và da trắng.

Trông chúng thật sống động phải không?

2. Những bức tranh từ đá cuội

Cũng với nguyên liệu là đá cuội, song nữ nghệ sĩ Sharon Nowlan đến từ Nova Scotia, Canada lại kết hợp với cành cây, gỗ và vỏ sò tạo thành những bức tranh độc đáo. Cô bắt đầu công việc này từ 10 năm trước, khi cậu con trai nhỏ nhờ cô cất giữ những viên đá mà cậu bé tìm được, cô nảy ra ý định phải làm điều gì đó thật đặc biệt với các viên đá này.


Một gia đình đang ngồi ngắm biển trên mỏm đá.


Đôi chim trên cành cây.


Những cái cây tí hon với lá bằng đá cuội. 

Tranh của Sharon Nowlan mang nhiều chủ đề khác nhau, từ những khoảnh khắc đẹp trong gia đình với người chồng và ba đứa trẻ đáng yêu, đến điều cô bắt gặp hàng ngày trong cuộc sống. Sharon Nowlan cho biết: “Những người bạn, người thân và cả người xa lạ - tất cả đều trở thành cảm hứng cho tôi”. 

 
Đàn gà đi kiếm ăn.


Em bé chơi thả bóng bay.


Một câu chuyện tình lãng mạn.

3. Khi đá cũng biết... cười

Nghệ sĩ người Nhật - Hirotoshi Itoh được giới trong nghề gọi vui là “người mang nụ cười cho đá”. Ông trở thành nghệ nhân điêu khắc đá sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Quốc gia Tokyo năm 1982. Những hòn đá “cứng đầu” qua tay ông bỗng trở nên mềm mại, không chỉ biết “cười”, chúng còn biến thành những chiếc áo, chiếc bánh mì hay túi đựng nhỏ xinh, trông thật vui mắt. 


Những hòn đá biết cười.


Chiếc túi nhỏ bằng đá chứa đầy đồng xu.


Chiếc áo được gấp gọn gàng.


Cắt đá như cắt... bánh mì.

4. Vẻ đẹp của sự giản đơn

Omnia, tác giả của bộ ảnh này không phải một họa sĩ hay nhiếp ảnh gia mà chỉ là người yêu nét mộc mạc, đơn sơ của những viên đá cuội. Từ khi còn nhỏ, thú vui của anh là đi dạo trên bãi biển, tìm kiếm những viên đá nhiều màu sắc hay vỏ ốc xinh xinh bị sóng đánh dạt vào bờ.


Những viên đá cuội hình tròn hoàn hảo được xếp theo đường xoắn ốc.




Nền cũng là đá cuội nhiều màu.

Ảnh của Omnia đẹp ở màu sắc và bố cục, đôi khi chỉ là một viên đá hay ho anh tình cờ bắt gặp, khi thì là hàng trăm viên đá được sắp xếp thành những hình phức tạp hơn, tất cả chỉ cần một chút sáng tạo và thật nhiều kiên nhẫn. Tuy nhiên, tác giả lại không xem tác phẩm của mình là nghệ thuật, anh chỉ xem chúng như những bức ảnh mang vẻ đẹp giản đơn mà thôi. 


Lá quốc kỳ với 3 màu vàng, đen, đỏ. 


Viên đá đỏ hình trái tim tự nhiên.


Một bông hoa nữa này.


Nguồn: http://kenh14.vn/

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Những hòn đá cuội


Trong một buổi nói chuyện với một nhóm các doanh nhân, một chuyên gia trình bày về cách sử dụng thời gian có hiệu quả. Đứng trước những người khá thành đạt trong cuộc sống, ông mỉm cười: "Sau đây là một câu hỏi trắc nghiệm". Ông ta lấy từ gầm bàn một cái lọ rộng miệng cỡ 4 lít và một túi chứa những hòn đá cuội to bằng nắm tay.

Ông lần lượt đặt từng hòn đá vào lọ cho đến khi không thể bỏ vào được nữa. "Cái lọ có đầy chưa?" - ông hỏi.
 "Đầy rồi" - mọi người đáp. "Thật không?" - ông lấy từ gầm bàn ra một túi sỏi nhỏ đổ từ từ vào lọ và lắc cho các hòn sỏi chen vào tất cả các khoảng trống giữa các hòn đá cuội. Ông nhoẻn miệng cười và hỏi: "Cái lọ đầy chưa?".
Lần này thì mọi người dường như bắt kịp ông. Ai đó trả lời: "Chắc là chưa".
 "Tốt!" Ông nói và lấy ra một túi cát đổ vào lọ và cát chen đầy vào các khoảng trống giữa những hòn đá cuội và hòn sỏi. Một lần nữa, ông hỏi: "Cái lọ đầy chưa ?".
"Chưa" - mọi người nhao nhao. "Tốt" - Ông lặp lại và vớ lấy bình nước đổ vào lọ cho đến khi nước ngập đến miệng lọ. Ông ngước nhìn mọi người và hỏi: "Minh họa này nói lên điều gì?".
Một nhà kinh doanh nhanh nhảu đáp: "Vấn đề là cho dù kế hoạch làm việc của bạn có sít sao thế nào đi nữa, nếu cố gắng bạn luôn có thể làm thêm nhiều việc nữa!"
 "Có thể" - ông đáp - Nhưng đó không phải là vấn đề. Điều mà minh họa vừa rồi nói lên là bạn không đặt những hòn đá cuội vào lọ trước, bạn sẽ không bao giờ có thể nhét chúng vào được".
Cái gì là những "hòn đá cuội" trong cuộc sống của bạn? Có thể là một dự án, một hoài bão mà bạn muốn thực hiện, thời gian với những người mà bạn thương yêu, học vấn của bạn, sức khỏe của bạn ... Nhưng nhớ đặt những "hòn đá cuội" đó vào lọ trước hoặc bạn sẽ không bao giờ nhét chúng vào được. Chúng ta luôn cố gắng làm thật nhiều việc trong khoảng thời gian giới hạn của mình. Nhưng điều quan trọng là những việc mà bạn đang làm có thật sự có ý nghĩa.
Thế thì tối nay hay sáng mai khi bạn suy ngẫm về câu chuyện này, hãy tự hỏi chính bản thân mình rằng điều gì là những "hòn đá cuội" trong cuộc sống của chính bạn và hãy đặt chúng vào trong lọ trước.

Sưu tầm